Triển vọng chấm dứt “ác mộng ngoáy mũi” nhờ xét nghiệm nước bọt: An toàn, độ nhạy cao và giá cực mềm!

Hiện tại, xét nghiệm “ngoáy mũi” vẫn là phương pháp chính để lấy mẫu xét nghiệm COVI’D-19. Tuy nhiên, phương pháp này gây đau đớn và cần có nhân viên y tế có kinh nghiệm xử lý.

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã chứng minh rằng bộ xét nghiệm nước bọt có độ nhạy cao và độ chính xác bằng xét nghiệm “ngoáy mũi” phổ biến vốn là “cơn ác mộng” của nhiều người.

Vào thời điểm đại dịch mới bùng phát, do nguồn cung cấp các bộ kit xét nghiệm COVI’D-19 còn hạn chế nên Giáo sư, Tiến sĩ Robert B. Darnell, Trưởng phòng thí nghiệm 𝖴пɡ тһư тһᴀ̂̀п ᴋɪпһ phân tử từ trường Đại học Rockefeller (Mỹ), đã sáng chế bộ xét nghiệm nước bọt để sử dụng trong nội bộ, nhằm xác định các ca dương tính trong trường học.

Trang Science Daily đưa tin rằng bộ xét nghiệm nước bọt được Giáo sư Darnell phát triển an toàn và dễ sử dụng hơn loại hình xét nghiệm “ngoáy mũi” đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Bộ kit xét nghiệm nước bọt cũng đã được sử dụng trong vòng hơn 9 tháng qua tại trường Đại học Rockefeller (Mỹ).

XÉT NGHIỆM NƯỚC BỌT: GIẢI PHÁP THAY THẾ “GIÁ MỀM”

Theo Science Daily, bộ xét nghiệm nước bọt của Giáo sư Darnell mang lại nhiều ưu điểm: an toàn, hiệu quả, thoải mái vì chỉ cần người xét nghiệm nhổ nước bọt vào trong một chiếc ống đựng và đỡ tốn kém hơn vì chỉ tốn 2 USD cho mỗi lần xét nghiệm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, cho thấy xét nghiệm nước bọt phù hợp và tốt hơn các bộ xét nghiệm đang được sử dụng rộng rãi.

Bộ xét nghiệm nước bọt đã phát hiện thành công dù chỉ một phần tử v.irus trong một microlit nước bọt, tương đương với các xét nghiệm có độ nhạy cao nhất. Xét nghiệm nước bọt cũng có thể phát hiện số mẫu dương tính với COVI’D-19 giống như xét nghiệm “ngoáy mũi”.

Trong khi đó, trong một thử nghiệm với 162 mẫu dịch, xét nghiệm nước bọt thậm chí còn phát hiện ra một số ca dương tính với COVI’D-19 mà xét nghiệm “ngoáy mũi” đã bỏ sót.

Theo giáo sư Darnell: “Nghiên cứu này xác nhận rằng xét nghiệm nước bọt nhạy cảm, an toàn, ít tốn kém, và có khả năng phát hiện ca dương tính tốt, an toàn hơn trong bối cảnh đại dịch kéo dài”.

CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA XÉT NGHIỆM NƯỚC BỌT

Tiến sĩ Spencer Kroll, một chuyên gia nội khoa ở New Jersey, bình luận với trang Healthline rằng xét nghiệm nước bọt rất nhạy cảm và có thể phát hiện v.irus trong một microlit nước bọt. Do đó có thể yên tâm rằng các bộ xét nghiệm này có hiệu quả ngang bằng với các xét nghiệm PCR thường được sử dụng để phát hiện COVI’D-19.

Advertisement
Advertisement

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm nước bọt. Ông Kroll lưu ý rằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp là điều cần thiết để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm nước bọt. Điều này có thể được giải quyết thông qua bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà và các hướng dẫn sử dụng chi tiết để giúp giảm thiểu sai sót./.

Advertisement

error: Content is protected !!