Philippines: Nhiều bác sĩ đòi bỏ việc vì bị nợ lương

Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, hàng trăm y tá và nhân viên y tế đã rời khỏi các bệnh viện ở thủ đô Manila hôm 30/8 để phản đối những lời khen ngợi dối trá của nhà chức trách và lên tiếng đòi quyền lợi, sự an toàn cho bản thân.

Không chỉ riêng Minila, những nơi khác trên khắp Philippines cũng đang tổ chức đình công để yêu cầu chính phủ chi trả phúc lợi kèm các khoản phụ cấp mà họ xứng đáng được nhận khi chiến đấu với đại dịch.

Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn khi quốc gia này chậm trễ trong việc trả mức thù lao tương xứng như lời hứa hẹn cho đội ngũ tuyến đầu, theo VICE.

Bộ Y tế Philippines (DOH) cho biết tiền rủi ro được chia theo tỷ lệ số ngày nhân viên làm việc tại cơ sở phòng, chống dịch Covid-19 trong một tháng. Mỗi ngày công tưng ứng với 227 peso (khoảng 104.000 đồng).

“Không nên tính như vậy vì nó không giống như virus, nếu một người mắc phải, sẽ được chia đều”, Robert Mendoza, người đứng đầu của nhóm hoạt động Liên minh Nhân viên Y tế, nói với VICE.

Chính sách hiện tại chỉ giới hạn một phần chi trả cho những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19. Theo Mendoza, điều này không công bằng do tất cả nhân viên tại các cơ sở y tế đều có nguy cơ phơi nhiễm với nCoV cho dù họ được phân công ở khu vực nào.

Bên cạnh các y, bác sĩ, chính phủ nên quan tâm hơn đến những trường hợp khác như người bảo trì, bảo vệ, tình nguyện viên đang làm việc tại các bệnh viện.

Mendoza cho biết thêm nhiều người bị nợ tới 87.000 peso (1.745 USD) tiền bảo hiểm rủi ro tính từ cuối năm ngoái.

Các nhà chức trách nước này tuyên bố hầu hết vấn đề đã được giải quyết hoặc đang triển khai bởi DOH.

Từ lâu, nhân viên y tế là một trong những người làm việc quá sức và bị trả lương thấp nhất ở Philippines. Nhiều người trong số họ cố gắng ở lại địa phương vài năm để đủ điều kiện ứng tuyển vị trí tương tự tại một quốc gia phát triển và di cư đến đó. Điều này đã khiến Philippines trở thành nước xuất khẩu y tá hàng đầu thế giới.

Camille Emelo đã mong muốn được đến Mỹ từ năm 2010. Khi đại dịch ập tới, cô làm việc tại một bệnh viện ở tỉnh Cavite, ngoại ô Manila. Mỗi ngày, ca trực của cô lên tới 14 giờ vì có quá nhiều bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 trong khi lực lượng y tế lại mỏng.

Mệt mỏi vì công việc nhưng Emelo chưa bao giờ nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ chính phủ vì cô không tiếp xúc trực tiếp với F0. Tuy nhiên, trên thực tế, Emelo đã nhiều lần giúp đồng nghiệp chăm sóc người bệnh.

Advertisement
Advertisement

“Tôi tự hỏi bản thân rằng những việc tôi làm có xứng đáng hay không. Với mức lương ít ỏi như vậy, tôi phải mạo hiểm mạng sống của mình và gia đình”, Emelo chia sẻ.

Trong một cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn của Bộ Y tế đã trấn an các nhân viên y tế nên kiên nhẫn vì họ đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu.

Philippines đang hứng chịu làn sóng thứ 3 nghiêm trọng hơn những đợt trước đây do sự xuất hiện của biến thể Delta. Hôm 28/8, chính phủ nước này đã mở rộng mức giới hạn kiểm soát trong khu vực thủ đô cho đến ngày 7/9.

Advertisement

error: Content is protected !!