Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc có phát biểu rằng ngân sách đã hết. Điều này làm dấy lên tranh cãi về về việc liệu nguồn tiền Việt Nam đã cạn kiệt. Thực tế, đây đây không phải là ý mà Bộ trưởng Tài chính muốn nói. Hiểu sai tuyên bố này rất có thể khiến nhiều người có cái nhìn không đúng hoặc sai lệch về tình hình tài chính Việt Nam.
Có thực sự ngân sách Việt Nam hết tiền?
Thực tế, khoản ngân sách 17.500 tỷ đồng mà Bộ trưởng Tài chính muốn nói đến ở đây là ngân sách dự phòng. Cụ thể, Bộ Tài chính đã chi hơn 10.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 để bổ sung tiền chống dịch COVI’D-19, và hơn 5.100 tỷ đồng để mua ᴠᴀ̆́ᴄ хɪп ngừa COVI’D-19. Hiện nay, khoản ngân sách dự phòng này đã gần như chi hết. Đây mới là ý của Bộ trưởng Phớc nói.
Theo luật ngân sách, khoản chi dự phòng chiếm từ 2- 4% tổng chi ngân sách để sử dụng cho việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, chống dịch bệnh và những việ cần kíp khác. Như vậy, phải hiểu rằng 17.000 tỷ đồng này là thuộc khoản chi 2-4% dự phòng, chứ không phải toàn bộ ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cho biết ngân sách vẫn còn một khoản tiết kiệm từ chi thường xuyên, khoảng 14.000 tỉ đồng, đang trình và chờ Thường vụ Quốc hội cho điều chỉnh dự toán, để chi khoản này.
Trường hợp này của Việt Nam có một số nét tương đồng với những lần chính phủ Mỹ đóng cửa vì “cạn tiền”. Ở đây cạn tiền không phải là theo nghĩa đen là hết tiền thật sự, mà là chưa có luật phân bổ cho các khoản tiền còn lại, nên số tiền trong ngân sách chưa được giải ngân, nên bị đóng băng. Chứ không thể hiểu rằng chính phủ hết tiền thực sự.
Cũng theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tức ngân sách vẫn bội thu trên 82 nghìn tỷ đồng. Do đó, nói ngân sách Việt Nam kiệt quệ là hoàn toàn sai sự thật.
Nếu ngân sách nhà nước gặp khó, thì nhà nước có thể bù đắp bằng những cách nào?
Chúng ta đã làm rõ thực sự chuyện ngân sách nhà nước hết tiền. Nhưng với tình hình dịch COVI’D-19 diễn biến phức tạp như thế này, liệu nhà nước có những cách nào để bù đắp cho ngân sách? Đây là một câu hỏi nặng về lý thuyết và liên quan đến kiến thức kinh tế vĩ mô nhiều hơn.
Chính phủ không thể nào in tiền, vì như vậy sẽ dẫn đến lạm phát. Thay vào đó, chính phủ có thể tìm cách huy động nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư và cộng đồng. Phát hành trái phiếu được coi như cách dễ nhất để huy động tiền từ cộng đồng. Trong tháng 7/2021, Kho Bạc nhà nước đã huy động được hơn 28.000 tỷ đồng, trong khi ngân hàng chính sách xã hội huy động được hơn 4.500 tỷ đồng.
Xếp hạng tín dụng của Việt Nam nhìn chung cũng được các hãng đánh giá là tích cực. S&P thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực. Điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín, vị thế, và thậm chí là trái phiếu của Việt Nam lên trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Một cách nữa để chính phủ có thể tăng nguồn tiền cho ngân sách đó là đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt với các mặt hàng được coi là xa xỉ. Về mặt truyền thống, các loại hàng như rượu, thuốc lá, đều được coi là những mặt hàng xa xỉ có thể phải chịu các mức thuế cao.
Chính phủ cũng có thể tăng thuế bảo vệ môi trường, thuế carbon – đây cũng là cách mà nhiều nước châu Âu và Mỹ đang áp dụng để bảo vệ môi trường, khuyến khích chuyển sang tiêu thụ các dạng năng lượng thay thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng vì hầu hết người dân Việt Nam vẫn đang phải dùng xe máy, ô tô sử dụng xăng dầu để chạy.
Cách còn lại để đảm bảo cân đối ngân sách đó là tiết kiệm chi thường xuyên. Đây là cách giúp chính phủ không phải tăng thuế mà vẫn có tiền. Cả 2 cách trên đều đánh vào mục thu, trong khi cách này đánh vào mục chi. Tiết kiệm chi thường xuyên ở đây là tiết kiệm các khoản chi không thật sự cần thiết, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Doanh nghiệp hoạt động bình thường vẫn là cách tốt nhất.
Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn phải là làm sao để các doanh nghiệp sớm hoạt động trở lại bình thường, vì không có một ngân sách nào trên thế giới đủ sức “phát tiền cho dân” liên tục khi nền kinh tế phải phong tỏa. Doanh nghiệp chính là nguồn thu lớn nhất của nhà nước, và chỉ khi hoạt động sản xuất được khôi phục hoàn toàn, ngân sách nhà nước mới được đảm bảo.
Điều này cũng đã được Bộ trưởng Phớc đề cập. Ông cho rằng giải pháp tốt nhất và lâu dài đó là hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống cần sớm trở lại bình thường.
Một số địa phương đã bắt đầu cho phép doanh nghiệp khôi phục sản xuất sau một thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh. Dù vẫn biết rằng sản xuất thời điểm này gần như chỉ để cầm cự, nhưng còn hơn là đóng cửa tuyệt đối. Mùa cuối năm, mùa cao điểm của các đơn hàng đã tới, đặc biệt là các đơn hàng đi châu Âu và Mỹ. Nếu không mở cửa, chắc chắn doanh nghiệp Việt sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn tới ngân sách không thể nào đảm bảo thu chi, vì nhà nước nhiều khả năng sẽ bị thất thu.