Các trường hợp F0 điều trị tại nhà ở TP HCM sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, được cung cấp thuốc, thực phẩm cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe.
Những người là F0 điều trị tại nhà được cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội, được phát một túi thuốc bao gồm 7 loại dược phẩm được khuyến nghị dùng để hỗ trợ, nâng cao thể trạng và giảm các triệu chứng lâm sàng cho các F0 đang điều trị tại nhà.
Ngoài ra, trên mỗi túi thuốc sẽ được thiết kế kèm mã QR, để bệnh nhân có thể quét mã và tham gia vào nhóm trên ứng dụng Zalo “Bác sĩ đồng hành cùng F0 – phường 1” để được hỗ trợ.
Cũng theo Bộ Y tế, hiện có những tài liệu hướng dẫn chi tiết đối với các F0 để họ tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với các cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.
Để đảm bảo việc triển khai chương trình an toàn, hiệu quả, Hội đồng đạo đức y sinh học đã thống nhất triển khai đánh giá tại cơ sở y tế trong thời gian từ ngày 16-8 đến 22-8 trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng.
Theo đó, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Phổi trung ương làm đầu mối phối hợp với các cơ sở khẩn trương triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1, 2, 3 trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và vừa. Trên cơ sở kết quả của nghiên cứu tại cơ sở y tế, bộ giao cho Đại học Y dược TP.HCM và Trường đại học Y tế công cộng trực tiếp triển khai chương trình thí điểm tại cộng đồng.
Dựa trên kết quả tổng kết, đánh giá, Bộ Y tế sẽ xem xét để tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng chương trình với các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân tại các địa phương khác đang có dịch. Bên cạnh đó, bộ cũng đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm, trao đổi, đàm phán để đưa các thuốc điều trị kháng virus khác như kháng thể đơn dòng và thuốc Remdesivir về Việt Nam để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh truyền nhiễm như COVID-19 được Nhà nước điều trị miễn phí.