Sự đàn áp của Tập Cận Bình lên ‘mọi thứ’ đang hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang khẳng định quyền lực của mình thông qua việc ban hành các quy định mới chưa từng có tiền lệ. Những quy định này có thể phá hủy nhiều ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc, bao gồm giải trí, công nghệ, giáo dục tư nhân, và trò chơi điện tử.

Ông Tập Cận Bình đang đàn áp những người nổi tiếng, cũng như ảnh hưởng của phương Tây trong văn hóa Trung Quốc. Ông muốn cải cách thị trường vốn để thị trường không phải là nơi người giàu có thể làm giàu nhanh chóng. Lãnh đạo Trung Quốc cũng không thích trò chơi điện tử và đã ra lệnh giới hạn trẻ em chơi game một giờ mỗi ngày – chỉ thứ sáu, thứ bảy, và chủ nhật.

Các thợ đào Bitcoin cũng trở thành mục tiêu bị loại bỏ vì đào Bitcoin lãng phí tài nguyên của nhà nước. Và, mặc dù các công ty công nghệ là trụ cột trong quá trình chuyển đổi từ nghèo đói sang thịnh vượng của Trung Quốc, ông Tập đã quyết định rằng ông cũng ghét các công ty này. Bằng cách nào đó, ông Tập tuyên bố rằng tất cả những lệnh cấm mới này đều gắn liền với việc sửa đổi khoảng cách giàu nghèo khổng lồ của Trung Quốc.

Để chế ngự, thứ mà ông gọi là văn hóa hâm mộ tràn lan của đất nước, ông Tập đã cấm các nền tảng mạng xã hội xuất bản danh sách người nổi tiếng hoặc bán hàng hóa của người nổi tiếng. Những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng trực tuyến, được mô phỏng theo các ngôi sao K-pop đồng tính, thu hút một lượng lớn người hâm mộ chi tiền để giúp họ giành chiến thắng trong các cuộc thi. Nhưng không còn nữa. Ông Tập đang gây chiến với cả những người nổi tiếng và người hâm mộ của họ, để loại bỏ “ việc tôn thờ thần tượng không đúng cách.”

Hình xăm và khuyên tai trên người nam giới sẽ không còn được chấp nhận trên TV, ngay cả trong thể thao. Một số chương trình truyền hình về tài năng đã bị cấm. “Tiêu chuẩn vẻ đẹp đúng đắn” sẽ được thực hiện và các nghệ sĩ giải trí được cảnh báo không nên “mang tính giải trí quá mức.” Trung Quốc coi những người nổi tiếng và các chương trình truyền hình giải trí là những thứ khiến công dân mất lòng tin yêu và tuân theo Đảng. Những người nổi tiếng hiện đang bị bắt với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm trốn thuế, bị đóng tài khoản mạng xã hội, hoặc tên và công việc của những người này bị xóa khỏi mạng internet hoàn toàn.

Ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba, có lẽ là ví dụ điển hình nhất về cuộc đàn áp của ông Tập đối với công nghệ lớn. Ông Ma là một trong những người Trung Quốc nổi tiếng nhất, được biết đến trên khắp thế giới. Ông cũng là hình ảnh thu nhỏ của tỷ phú công nghệ. Và có lẽ sự nổi tiếng này đã thu hút sự phẫn nộ của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã ngăn chặn đợt IPO trị giá 34.5 tỷ USD của Ant Group. Ngay sau đó, ông Ma biến mất gần ba tháng.

Ông Jack Ma có thể là một lời cảnh báo cho các doanh nhân công nghệ lớn khác, nhưng khi ông Tập phát biểu về “sự thịnh vượng chung” yêu cầu những người giàu có, đặc biệt là các tỷ phú công nghệ, trả lại của cải những người này đã làm. Chủ tịch của Xiaomi, ông Lei Jun, đã tặng 2.2 tỷ USD cổ phiếu công ty cho các quỹ từ thiện của mình. Ngoài ra, 5 trong số các tỷ phú công nghệ giàu nhất Trung Quốc đã cam kết tổng cộng hơn 13 tỷ USD cho các quỹ từ thiện. Không có ai lên tiếng công khai chống lại các chính sách mới.

Hệ số Gini là thước đo sự chênh lệch giàu nghèo trong một quốc gia. Gini từ 5 trở lên là nguyên nhân gây lo lắng và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội. Năm 2020, Gini của Trung Quốc đạt 70.4. Trong khi Trung Quốc có số tỷ phú gần bằng Hoa Kỳ, 600 triệu công dân Trung Quốc có thu nhập hàng tháng chỉ 209 USD. Do đó, Trung Quốc chắc chắn có khoảng cách giàu nghèo. Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có thể hoặc nên làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề này hay không.

Kinh tế học dạy rằng thị trường nói chung mang lại kết quả hiệu quả nhất, và sự can thiệp của chính phủ vào thị trường luôn gây ra sự kém hiệu quả. Hơn nữa, có vô số ví dụ, trong đó sự can thiệp của chính phủ hoàn toàn ngược lại với hiệu quả dự kiến. Trong trường hợp các chính sách đàn áp của ông Tập, để giúp đỡ các gia đình đang gặp khó khăn về tài chính, ông Tập đã chấm dứt học phí và các trung tâm giáo dục bổ túc bất vụ lợi. Và với lời tuyên bố duy nhất đó, ông ấy đã khiến 10 triệu người không còn việc làm. Điều đó rất có thể sẽ không giúp được gì cho các gia đình đang gặp khó khăn, đặc biệt là sau khi hầu hết đất nước phải hứng chịu nhiều tháng bị phong tỏa do COVID-19.

Sự đàn áp này xảy ra trong khi cả nước đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5.5%. Và con số này chưa bao gồm hàng chục triệu lao động nhập cư thất nghiệp bị cho thôi việc tại các nhà máy. Nó cũng không bao gồm 10% tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ tuổi và sinh viên mới tốt nghiệp, một số người trong số họ có lẽ đã rất hạnh phúc khi làm việc trong một trung tâm giáo dục bổ túc.

Trẻ em Trung Quốc sẽ không còn được học thêm tiếng Anh, trong khi các công ty từng dạy chúng sắp phá sản. Một trong những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục bổ sung lớn hơn, Juren Education, đã tuyên bố phá sản, nhưng sợ bị buộc tội chỉ trích chính sách của chính phủ, công ty này đã nói với phụ huynh rằng đóng cửa tiệm vì lý do “khó khăn trong hoạt động.”

Người ta ước tính rằng doanh nghiệp dạy thêm ngoài giờ học của Trung Quốc trị giá 564 tỷ nhân dân tệ (tương đương 87.65 tỷ USD). Số tiền này vừa bốc hơi khỏi nền kinh tế. Một trong những lý do được đưa ra cho quyết định giết con ngỗng vàng này là trong nền giáo dục Trung Quốc, nhà nước phải kiểm soát diễn ngôn và hệ tư tưởng ư. Nhưng ở các trung tâm phụ đạo tư nhân, nhà nước có rất ít khả năng làm được điều này.

Ngành công nghiệp trò chơi điện tử được định giá hơn 377 tỷ nhân dân tệ. Rõ ràng, các hạn chế trò chơi điện tử mới sẽ không đẩy ngành này về 0, như đã làm với giáo dục bổ túc, nhưng các hạn chế mới hẳn được dự kiến ​​sẽ lấy đi một phần rất lớn trong tổng doanh thu. Trò chơi điện tử bị hủy bỏ vì Trung Quốc cảm thấy bọn trẻ đang tham gia vào “thuốc phiện tinh thần”, điều này khiến bọn trẻ mất tập trung khỏi “những giá trị đúng đắn” của Bắc Kinh.

Advertisement
Advertisement

Ông Tập đã tuyên bố có một kế hoạch kinh tế mới – Kinh tế học của ông Tập “Xiconomics” cũng như chiến lược lưu thông kép và “thịnh vượng chung” (một kế hoạch phân phối lại của cải) – để giảm thiểu bất bình đẳng giàu nghèo và giúp đất nước phục hồi từ nền kinh tế COVID. Nhưng các bước mà ông đang thực hiện dường như là những bước có thể khiến nền kinh tế đi xuống chứ không phải là đi lên. Ngoài ra, các chính sách này đang loại bỏ nhiều công việc cần thiết. Thậm chí, chính lĩnh vực công nghệ đã tạo ra việc làm với mức lương cao, đưa công nhân Trung Quốc rời khỏi các nhà máy sản xuất đồ chơi và đến các văn phòng và phòng thí nghiệm tiên tiến. Việc kiềm chế các công ty công nghệ có thể khiến Trung Quốc quay trở lại chuỗi giá trị sản xuất.

Các công ty công nghệ đã bắt buộc phải có những người được bổ nhiệm của Đảng trong hội đồng quản trị, và với những cuộc đàn áp gần đây, các CEO đang trở nên lo lắng. Các nhà đầu tư tương lai cũng nhận thấy những bước đi hà khắc làm tăng đáng kể rủi ro, khiến đầu tư công nghệ của Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn. Điều này sẽ có tác động tiêu cực đến sự đổi mới và khả năng tiếp cận vốn của Trung Quốc, cũng như đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những chính sách này cung cấp cho Trung Quốc sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với người dân, văn hóa, và cuộc sống hàng ngày của người dân, quyết định cách người dân thư giãn, cách người dân đầu tư, và thậm chí cả những người nổi tiếng mà họ được phép tưởng tượng. Song song với tất cả những hạn chế này, Trung Quốc tuyên bố rằng việc giảng dạy “Tư tưởng Tập Cận Bình” giờ đây sẽ là bắt buộc trong các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc. Có vẻ như ngôi sao duy nhất được phép ở Trung Quốc là chính ông Tập.

Advertisement

error: Content is protected !!